Chào mừng đến với HLT2K hay "học lập trình không khó"

Programming is not born or lost, it just passes from generation of programmers to generation of programmers.

Join for Free

Bắt đầu

Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất

Học hỏi

Học hỏi những chuyên gia về lĩnh vực này

Thời gian

Sắp xếp thời gian học hợp lí

Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến

Ảnh về Python

Python

Python là một ngôn ngữ lập trình thông dịch (interpreted), hướng đối tượng (object-oriented), và là một ngôn ngữ bậc cao (high-level) ngữ nghĩa động (dynamic semantics). Python hỗ trợ các module và gói (packages), khuyến khích chương trình module hóa và tái sử dụng mã. Trình thông dịch Python và thư viện chuẩn mở rộng có sẵn dưới dạng mã nguồn hoặc dạng nhị phân miễn phí cho tất cả các nền tảng chính và có thể được phân phối tự do.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về Java

Java

Java là một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nó được sử dụng trong phát triển phần mềm, trang web, game hay ứng dụng trên các thiết bị di động. Java được khởi đầu bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun MicroSystem năm 1991. Ban đầu Java được tạo ra nhằm mục đích viết phần mềm cho các sản phẩm gia dụng, và có tên là Oak.Java được phát hành năm 1994, đến năm 2010 được Oracle mua lại từ Sun MicroSystem.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về jQuery

jQuery

jQuery là một thư viện của Javascript, ra đời nhằm giúp lập trình viên xây dựng những chức năng có sử dụng Javascript trở nên dễ dàng hơn. jQuery được tích hợp nhiều module khác nhau, từ hiệu ứng cho đến truy vấn selector. jQuery được sử dụng đến 99% trên tổng số website trên thế giới.




Tìm hiểu thêm

Ảnh về C++

C++

Trước C++, ngôn ngữ lập trình C được phát triển trong năm 1972 bởi Dennis Ritchie tại phòng thí nghiệm Bell Telephone, chủ yếu là một ngôn ngữ lập trình hệ thống, một ngôn ngữ để viết ra hệ điều hành. Hệ điều hành nổi tiếng Windows cũng được viết bằng C/C++.C++ là một loại ngôn ngữ lập trình bậc trung (middle-level). Đây là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bởi Bjarne Stroustrup. Từ thập nên 1990, C++ đã trở nên phổ biến và được các Dev ưa thích

Tìm hiểu thêm

Ảnh về C

C

C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất.





Tìm hiểu thêm

Ảnh về Html và Css

Html và Css

HTML là viết tắt của Hyper Text Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). HTML cho phép người dùng tạo và cấu trúc hóa các thành phần trên một trang web như đoạn văn, tiêu đề, liên kết,...CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML), được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm 1996.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về PHP

PHP

PHP viết tắt Hypertext Preprocessor là một ngôn ngữ lập trình kịch bản. “kịch bản” này rất đơn giản và nhanh, gọn, lẹ hiệu quả rất cao cũng như tính thân thiện của ngôn ngữ lập trình web PHP. PHP ngày nay cộng đồng rất lớn và đây là ngôn ngữ chuyên về web. Vì vậy khi nhắc đến web nhiều người sẽ nghỉ ngay đến PHP. Và một số thương hiệu lớn cũng như mạng xã hội facebook cũng sử dụng ngôn ngữ lập trình web PHP.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về javaScript

JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó là nhẹ và được sử dụng phổ biến nhất như là một phần của các trang web, mà sự thi hành của chúng cho phép Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động. Nó là một ngôn ngữ chương trình thông dịch với các khả năng hướng đối tượng.



Tìm hiểu thêm

Ảnh về C#

C#

C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa năng, mạnh mẽ được phát triển bởi Microsoft, C# là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java.



Tìm hiểu thêm

Ảnh về Nodejs

Nodejs

Node.js là một hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng, đặc biệt là máy chủ web. Chương trình được viết bằng JavaScript, sử dụng kỹ thuật điều khiển theo sự kiện, nhập/xuất không đồng bộ để tối thiểu tổng chi phí và tối đa khả năng mở rộng. Node.js bao gồm có V8 JavaScript engine của Google, libUV, và vài thư viện khác.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về TypeScript

TypeScript

TypeScript là một ngôn ngữ lập trình được phát triển và duy trì bởi Microsoft. Nó là một tập hợp siêu cú pháp nghiêm ngặt của JavaScript và thêm tính năng kiểu tĩnh tùy chọn vào ngôn ngữ. TypeScript được thiết kế để phát triển các ứng dụng lớn và chuyển đổi sang JavaScript. Vì TypeScript là một siêu tập hợp JavaScript, các chương trình JavaScript hiện có cũng là các chương trình TypeScript hợp lệ.

Tìm hiểu thêm

Ảnh về MySQL

MySQL

Quay lại với khái niệm chính, MySQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (Relational Database Management System, viết tắt là RDBMS) hoạt động theo mô hình client-server. RDBMS là một phần mềm hay dịch vụ dùng để tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu (Database) theo hình thức quản lý các mối liên hệ giữa chúng.



Tìm hiểu thêm

cách học lập trình hiệu quả

cách học các cách học lập trình của mình rất khắc khe và rất căng thẳng. Nếu bạn có thể làm được thì xin chúc mừng bạn!

1. lựa chọn ngôn ngữ lập trình đúng với hướng đi của mình

Ngôn ngữ lập trình vô cùng đa dạng nên bạn sẽ phân vân không biết lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào là tốt. Thực tế là không có ngôn ngữ lập trình nào là tốt nhất cả. Điều đó có nghĩa là khi bạn học được ngôn ngữ lập trình này có thể dễ dàng học ngôn ngữ lập trình khác. Cơ bản mình sẽ học ngôn ngữ lập trình từ cơ bản rồi chuyển sang ngôn ngữ lập trình phức tạp hơn thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngôn ngữ bạn lựa chọn để bắt đầu phụ thuộc vào mục đích lý do ban đầu bạn lựa chọn. Nếu bạn muốn học lập trình một cách nghiêm túc thì hãy bắt đầu với C mặc dù có những ngôn ngữ bậc cao hơn như Python là khá dễ học.

2. Khởi đầu từ những cái nhỏ nhất

Dù bạn học với phương thức nào, ngôn ngữ lập trình nào bạn đều cần bắt đầu ở mức cơ bản nhất. Khi mới bắt đầu học lập trình bạn nên dành thời gian 1 ngày cuối tuần để học cách lập trình và nắm vững kiến thức về ngôn ngữ lập trình mà mình học. Tiếp theo đó là dành một ngày thực hành sơ bộ lý thuyết mà mình tìm hiểu trước đó. Nên lặp đi lặp lại để nhớ được các cấu trúc code. Bắt đầu từ những cái cơ bản và kiên nhẫn với bản thân trong quá trình học. Để tiến hành lập trình một dự án đầu tay bạn hãy chia nhỏ dự án thành các bước dễ làm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Luôn nhớ câu nói: Code – code nữa – Code mãi

Đây là cách học lập trình máy tính hiệu quả nhất. Đã lập trình là phải Code do đó bạn phải luôn ghi nhớ Code – code nữa – Code mãi. Đừng quá đặt nặng vào lý thuyết mà bạn phải mở máy tính lên để Code. Khi làm sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi thì biết cách khắc phục, tìm cách học để hiểu, học để áp dụng thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Học lập trình là môn học tư duy đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng đến từ bản thân người học. Học lập trình phải có tính độc lập, đừng quá phụ thuộc vào bất cứ điều gì sẽ làm mất đi tính độc lập cần có cho mỗi lập trình viên trong tương lai. Bạn càng code nhiều, càng lập trình nhiều chính là cách học lập trình nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Những trang web học lập trình bạn nên biết

Những kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu

1 Đi chậm mà chắc

Có một số người bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu học, họ nắm bắt kiến thức rất nhanh. Nhưng về sau, họ lại bị bỏ ở đằng sau. Tại sao họ lại bị tụt dốc trong khi nền tảng của họ tốt hơn? Đó là vì họ đã đi quá nhanh. Họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ lại ít khi thực hiện công việc lập trình. Một vài kiến thức nâng cao họ biết không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản. Trước tiên, chúng ta cần có một nền tảng tốt. Hãy thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập, bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Từ đó hình thành được thói quen tốt để giải quyết vấn đề. Đừng bao giờ ngừng tiến trình luyện tập của mình. Bạn cũng không nên đi quá nhanh hay quá chậm. Đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.

2 Đừng copy và paste code

Để ghi nhớ một từ vựng tiếng Anh, ta thường hay viết đi viết lại chúng. Code cũng vậy! Để thực sự nắm bắt được chúng, hãy tự gõ. Mỗi lần bạn gõ ra dòng code là một lần bạn ghi nhớ. Đừng tiện tay copy và paste. Vô hình chung, hành động này sẽ trở thành một thói quen xấu, cản trở việc học sau này của bạn. Đây là một kinh nghiệm xương máu để học lập trình cho người mới bắt đầu.

Học đi đôi với hành

Chắc chắn chúng ta đã quá quen với câu thành ngữ này rồi. Áp dụng vào kinh nghiệm học lập trình vẫn đúng đấy các bạn ạ. Học nhưng không kết hợp làm thì sẽ chỉ lướt qua trí nhớ chúng ta tạm thời mà thôi. Để nhớ lâu, sâu thì các bạn cần kết hợp giữa học và thực hành để đạt hiệu quả cao.

cách học lập trình hiệu quả cuộc đời và quãng đường lập trình super code

Đây là bài chia sẻ của người lập ra nhóm

Xem tại đây